Chứng nhận hợp quy là gì? Loại hàng cần chứng nhận hợp quy cần biết

Hiện nay, tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng khá tràn lan nên để khẳng định chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp thì chứng nhận hợp quy chính là yêu cầu cần thiết giúp tổ chức đó khẳng định được thương hiệu và hàng hóa trên thị trường. Thế nhưng, không phải bất cứ Đơn vị kinh doanh nào cũng hiểu rõ chứng nhận hợp quy là gì, lợi ích của việc thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm. Vậy nên, Vận Tải Tuấn Thuỷ sẽ giải đáp tất tần tật kiến thức cần biết về loại chứng nhận này, chỉ ra loại hàng nào cần phải có chứng nhận hợp quy,…Song song đó, nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giá rẻ, có thể cân nhắc gửi hàng tại đây.

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là gì? Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng. Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là những quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật cùng yêu cầu quản lý cho một sản phẩm cụ thể nào đó. Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Đồng thời, bảo vệ cho lợi ích cùng an ninh của quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác.

Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Nói cách khác, việc chứng nhận hợp quy là hình thức, hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để xem sản phẩm, hàng hóa đó có đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không. Tất cả các sản phẩm hàng hóa trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy thì mới được lưu thông trên thị trường. Việc chứng nhận hợp quy khác với chứng nhận hợp chuẩn ở chỗ đây là thủ tục bắt buộc trước khi hàng hóa được cung cấp ra thị trường tới tay người tiêu dùng/ các nhà phân phối, bán lẻ,…

Chứng nhận hợp quy là thực hiện việc đánh giá và xác nhận loại sản phẩm, hàng hóa nào đó có phù hợp hay không so với các quy chuẩn tương ứng.

Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN;
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP.

Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11;
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Danh sách các sản phẩm, hàng hóa phải Chứng nhận hợp quy

Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định rằng, tất cả sản phẩm/hàng hóa thuộc nhóm 2 cần phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy nếu muốn thực hiện sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó, nhóm 2 gồm các sản phẩm/hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Với số lượng hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng thì mỗi Bộ, Ban ngành quản lý sẽ có danh mục hàng hóa, sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy riêng. Cụ thể danh mục bao gồm:

STT Tên danh mục Văn bản ban hành Ghi chú
1 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được phụ trách bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT
2 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải Thông tư 41/2018/TT-BGTVT – Với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, trước khi thông quan phải được chứng nhận hợp quy– Với sản phẩm/hàng hóa được sản xuất, lắp ráp trong nước, trước khi lưu thông vào thị trường phải có chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp quy.
3 Danh mục sản phẩm/hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải Thông tư 41/2018/TT-BGTVT – Với sản phẩm/ hàng hóa nhập khẩu, sau khi được thông quan và trước khi được lưu thông vào thị trường Việt Nam cần phải được chứng nhận và/ hoặc công bố hợp quy.– Với sản phẩm/ hàng hóa nội địa,  trước khi lưu thông vào thị trường phải được chứng nhận và/hoặc công bố hợp quy
4 Danh mục sản phẩm/hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông Thông tư 05/2019/TT-BTTTT
6 Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương Thông tư số 13/VBHN-BCT Danh mục này không điều chỉnh với những sản phẩm/ hàng hóa như:– Sản phẩm/hàng hóa được miễn trừ ngoại giao;

– Sản phẩm/hàng hóa trong túi lãnh sự;

– Tài sản di chuyển;

– Quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu được quy định trong Quyết định 31/2015/QĐ-TTg;

– Sản phẩm/hàng hóa doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh;

– Sản phẩm/hàng hóa chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.

7 Danh mục sản phẩm/hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an Thông tư 08/2019/TT-BCA
8 Danh mục sản phẩm/hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư 01/2009/TT-BKHCN
9 Danh mục sản phẩm/hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

Lợi ích khi thực hiện Chứng nhận hợp quy sản phẩm

Việc tổ chức đạt được chứng nhận hợp quy là điều kiện rất quan trọng giúp Doanh nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể:

  • Minh chứng hữu hiệu giúp Doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác;
  • Minh chứng cho Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp luật, tránh các đợt kiểm tra pháp lý ban ngành;
  • Minh chứng cho sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp bạn đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  • Được sử dụng dấu CR (hợp quy) chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường;
  • Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất;
  • Đáp ứng yêu cầu đến từ khách hàng, thuận tiện cho công tác nộp thầu dự án;
  • Tạo cơ hội lớn cho hàng hóa, sản phẩm của chúng ta vươn ra thị trường thế giới;
  • Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Quy trình Chứng nhận hợp quy theo quy định của Pháp luật

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Bao gồm các bước:

* Bước 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp

* Bước 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu).

* Bước 3: Đánh giá chính thức, bao gồm:

  • Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
  • Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
Quy trình làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/hàng hóa được thực hiện từng bước và đây là yêu cầu cần thiết đối với nhóm hàng bắt buộc.

* Bước 4: Báo cáo đánh giá

* Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận

* Bước 6: Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 – 12 tháng/1 lần).

Gọi điện thoại
0983.384.355
Chat Zalo